BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÂM NGHIỆP THÁI XUÂN BIÊN
GIÁM
ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO Thái Xuân Biên là người
phụ trách điều hành Công ty CP CNSH LN Thái Xuân Biên theo mục tiêu, tầm
nhìn và các giá trị cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. Ông Biên còn
là người tổng hợp dữ liệu và đưa ra các quyết định chiến lược cho
công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách
nhiệm cho kết quả kinh doanh này. Nhiệm vụ của Giám đốc điều hành:
- Phát triển kế hoạch
kinh doanh phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh
nghiệp.
- Điều hành và quản
lý đội nhóm đạt hiệu quả tốt nhất trong chiến lược kinh doanh.
- Khích lệ và đốc
thúc hiệu quả làm việc của từng cá nhân trong đội nhóm. Cải thiện
năng lực của từng thành viên để đem lại hiệu quả làm việc tốt nhất.
- Đưa ra các quyết
định đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược và đem lại lợi nhuận
cao nhất.
- Điều chỉnh hành
lang pháp lý và các quy định trong công ty để đảm bảo doanh nghiệp đi
đúng với giá trị cốt lõi và văn hóa, duy trì kỷ luật để tiến tới
mục tiêu kinh doanh.
- Đọc và phân tích
báo cáo tài chính để đưa ra các chiến lược/điều chỉnh chiến lược
cho phù hợp với công việc kinh doanh.
- Xây dựng quan hệ
tốt với một vài khách hàng trọng yếu và các cổ đông của công ty.
- Hiểu sâu và liên
tục cập nhật các thông tin về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh.
TRƯỞNG PHÒNG SẢN XUẤT
Trưởng phòng sản xuất có các nhiệm vụ sau:
1. Quản lý quy trình sản xuất
- Theo dõi và điều phối tất
cả các giai đoạn trong quy trình cấy mô.
- Đảm bảo thiết bị và môi trường
sản xuất luôn đạt tiêu chuẩn an toàn và sạch sẽ.
- Pha dung dịch ,quản lý
nhân sự,giám sát và báo cáo tiến độ công việc.
- Kiểm nấm và quét nhiễm vào
phần mềm Meso.
- In tem cho nhân viên,kiểm
tra các thiết bị máy móc, thiết bị điện.
2. Lập kế hoạch sản xuất
- Xây dựng và triển khai kế
hoạch sản xuất theo định kỳ (hàng tháng, quý, năm).
- Tính toán nhu cầu nguyên
liệu và lên kế hoạch cung ứng.
3. Đảm bảo chất lượng sản phẩm
- Thiết lập các tiêu chuẩn
chất lượng cho sản phẩm cấy mô.
- Thực hiện các biện pháp kiểm
soát chất lượng và cải tiến liên tục quy trình sản xuất.
- Kiểm tra và theo dõi chất
lượng phát triển cùa từng loại giống.
4. Quản lý nhân sự
- Định kỳ đánh giá hiệu suất
làm việc của nhân viên và đưa ra các biện pháp khen thưởng hoặc cải thiện.
- Giải quyết các vấn đề xung
đột, thắc mắc liên quan công việc.
5. Quản lý chi phí
- Theo dõi và kiểm soát chi
phí sản xuất, đảm bảo hoạt động sản xuất luôn hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực.
6. Báo cáo và phân tích
- Báo cáo về tình hình sản
xuất, tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Phân tích số liệu để đưa
ra các giải pháp thúc đẩy năng suất và chất lượng.
- Phối hợp với phòng R&D
để áp dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất.
7. Đào tạo nhân viên
- Đào tạo đội nhóm,nhân viên
mới
- Tuyển dụng, đào tạo, và
phát triển đội ngũ nhân viên trong phòng sản xuất.
PHÓ PHÒNG SẢN XUẤT
Phó phòng sản xuất có các nhiệm vụ sau:
1. Giám sát sản xuất
- Theo dõi chất lượng cây mầm
và xuất kho cây mầm
- Theo dõi chất lượng môi trường
- Thực hiện phần mềm MESO số
lượng nhiễm,tình trạng nhiễm, tỉ lệ nhiễm và số lượng sản xuất.
- Theo dõi quy trình sản xuất
hàng ngày, đảm bảo các công đoạn được thực hiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật.
- Kiểm soát chất lượng sản
phẩm trong từng giai đoạn của quy trình sản xuất.
- Phụ trách, in tem, tổng hợp
số liệu báo cáo, trừ nấm nhiễm.
2. Lập kế hoạch
- Tham gia xây dựng kế hoạch
sản xuất theo tháng, quý và năm.
- Đề xuất phân bổ nguồn lực
(nhân sự, nguyên liệu) phù hợp với kế hoạch sản xuất.
- Quản lý kiểm tra thiết bị
máy móc.
- Kiểm kho hàng hóa(hóa chất
,vật tư ,..) xuất, nhập,tồn.
3. Quản lý nhân sự
- Phân công nhiệm vụ cho các
thành viên trong phòng sản xuất, đảm bảo tất cả công việc được hoàn thành đúng
hạn.
- Hỗ trợ đào tạo và nâng cao
kỹ năng cho nhân viên trong phòng.
- Đánh giá năng lực nhân
viên,đề xuất khen thưởng động viên,kỉ luật sai phạm báo lên cho trưởng phòng hoặc
cấp trên.
4. Báo cáo và phân tích
- Thực hiện báo cáo định kỳ
về tình hình sản xuất, hiệu quả công việc và các vấn đề phát sinh.
-Phân tích số liệu sản xuất để đưa ra giải
pháp cải tiến.
5. Đào tạo huấn luyện nhân viên mới
TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT
Tổ trưởng sản xuất đảm nhiệm các công việc sau:
1. Theo dõi năng suất nhân viên
- Phụ trách soi giống, phát
giống chia điều cho nhân viên trong tổ.
- Theo dõi số lượng nhiễm, tích
nhiễm, ghi, phân chia nấm nhiễm tình trạng nhiễm
- Đánh giá năng lực nhân
viên, đề xuất khen thưởng động viên, kỉ luật sai phạm lên cho trưởng phòng.
- Đưa ra các phương hướng, dẫn
dắt tổ tiến bộ theo hướng tích cực thực hiện tốt.
2. Phân công nhiệm vụ
- Phân công công việc cho từng
cá nhân giao chỉ tiêu cụ thể theo ngày,tháng, quý.
- Phối hợp đốc thúc tiến độ, lịch
trình sản xuất phù hợp (thời gian tăng ca, thời gian chuẩn bị…)
3. Báo cáo cho cấp trên
4. Đào tạo huấn luyện nhân viên mới
CHUYÊN VIÊN SẢN XUẤT
Chuyên viên cấy mô đảm nhiệm các công việc sau:
1. Cấy mô
- Tiến hành quy trình cấy
mô: Thực hiện các bước cấy mô thực vật theo quy trình đã được hướng dẫn, chuẩn bị
mẫu cấy, môi trường nuôi cấy và các dụng cụ cần thiết.
2. Sản xuất cấy mô giống cây lâm nghiệp keo, bạch đàn
- Phân loại thành phẩm cây
mô mầm rễ, chồi giống bạch đàn, keo
- Đạt chỉ tiêu số lượng theo
kế hoạch, mục tiêu được giao theo ngày, tháng, năm.
3. Theo dõi giống cá nhân
- Theo dõi số lượng giống
làm trong ngày, tháng để điều chỉnh tăng cường hợp lý.
- Thực hiện vệ sinh, bảo trì
các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong phòng nuôi cấy mô.
4. Báo cáo
- Báo cáo số lượng sản xuất
hàng ngày
- Báo cáo hoạt động chung
cho tổ trưởng, quản lý
TỔ TRƯỞNG MÔI TRƯỜNG
Tổ trưởng môi trường đảm nhiệm các công việc sau:
1. Theo dõi quản lý về thực hiện quy trình, nhân sự, năng suất
nhân viên
- Quản lý nhân sự, chấm
công, giám sát và báo cáo tiến độ công việc
- Phối hợp với trưởng phòng và phó phòng các hoạt động
phòng sản xuất đưa ra (ra cây huấn luyện, ra cây mầm,...) các công việc khác cần
hỗ trợ.
- Đưa ra các phương hướng, dẫn
dắt tổ viên, tiến bộ theo hướng tích cực, thực hiện tốt các quy trình đề ra
2. Quản lý pha môi trường, theo dõi trang thiết bị
- Pha môi trường.
- Kiểm tra theo dõi các thiết bị máy móc
- Kiểm kho định kì.
3. Lập kế hoạch sản xuất
- Lập kế hoạch công việc cho
tổ theo ngày, tháng, quý, năm từng nhân viên.
- Xây dựng kế hoạch quản lý
môi trường hàng năm, định kỳ rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
4. Phân công nhiệm vụ
- Phân công, phối hợp đốc
thúc tiến độ, lịch trình sản xuất phù hợp ( thời gian tăng ca, thời gian chuẩn bị…)
- Phân công linh hoạt nội
dung công việc của tổ viên
5. Đào tạo huấn luyện nhân viên mới
- Đào tạo phổ biến lại cho
nhân viên mới nắm rõ quy trình, quy chế công ty.
- Hướng dẫn công việc cho
nhân viên
- Hướng nhân viên thực hành
quy tắc văn hóa chung.
TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT
Trưởng phòng kỹ thuật đảm nhiệm các công việc sau:
1. Vào mẫu theo dõi mẫu
- Chịu trách nhiệm vào mẫu
(các dòng mẫu), đảm bảo số lượng, chất lượng giống cung cấp cho phòng sản xuất.
- Kiểm soát chất lượng mẫu,
giống trước khi chuyển sang giai đoạn chăm sóc tiếp theo.
- Theo dõi, quan sát, ghi
chép quá trình phát triển của cây, mẫu (sự tăng trưởng các vấn đề bất thường như
nhiễm khuẩn, nấm mốc).
2. Phát mô, theo dõi, đánh giá năng suất nhân viên
- Phát mô cho từng nhân viên
kỹ thuật cấy. Theo dõi số lượng nhiễm, tích nhiễm, ghi, phân chia nấm nhiễm tình
trạng nhiễm.
- Đánh giá năng suất nhân
viên theo kế hoạch và mục tiêu đưa ra
3. Phân công nhiệm vụ
- Phân công công việc cho từng
cá nhân giao chỉ tiêu cụ thể theo ngày, tháng, quý.
- Phối hợp đốc thúc tiến độ,lịch
trình sản xuất phù hợp ( thời gian tăng ca, thời gian chuẩn bị…)
4. Đào tạo huấn luyện nhân viên mới
- Theo dõi hướng nhân viên
theo văn hóa chung
- Đào tạo, hướng dẫn nhân
viên trong phòng về quy trình kỹ thuật và các công nghệ mới.
TRƯỞNG FARM
Trưởng farm có các nhiệm vụ sau:
1. Quản lý sản xuất
- Lập kế hoạch sản xuất cấy
cây hàng năm và theo dõi thực hiện.
- Đảm bảo các quy trình cấy
cây được thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Theo dõi và cải tiến năng
suất, chất lượng sản phẩm
- Quản lý trang thiết bị điện, cách
sử dụng công cụ máy móc và kỹ thuật quy trình cấy
2. Quản lý nhân sự- đào
tạo phát triển
- Tuyển dụng, đào tạo và
phát triển đội ngũ nhân viên vườn.
- Phân công công việc và
giám sát hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Đánh giá năng lực nhân
viên, đề xuất khen thưởng, kỉ luật sai phạm.
3. Nghiên cứu & phát triển
- Phối hợp với bộ phận kỹ
thuật nghiên cứu để phát triển các giống cây mới có giá trị kinh tế cao.
- Theo dõi và áp dụng các
công nghệ mới trong lĩnh vực cấy mô.
- Phát triển quy mô rừng thực
nghiệm
4. Quản lý tài chính
- Lập ngân sách cho vườn cấy
mô và kiểm soát chi phí.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế
của các dự án cấy cây.
- Theo dõi thống kê nhập
kho, xuất kho các trang thiết bị, công cụ, phân thuốc … để phục vụ trong quá
trình sản xuất
TRƯỞNG KỸ THUẬT FARM
Trưởng kỹ thuật vườn ươm có các nhiệm vụ sau:
1. Quản lý quy trình cấy, chăm sóc giống cây
- Điều hành và giám sát toàn
bộ quy trình cấy giống cây lâm nghiệp.
- Đảm bảo việc chăm sóc, tưới
nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật.
2. Phát triển kỹ thuật cấy và chăm sóc giống cây trồng
- Nghiên cứu và áp dụng công
nghệ mới trong ươm giống, cấy cây, chăm sóc cây.
- Cải tiến quy trình ươm giống
nhằm nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cây giống
3. Quản lý tài nguyên
- Giám sát việc sử dụng nước,
phân bón và các tài nguyên khác một cách hiệu quả.
- Đảm bảo an toàn cho môi
trường và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
4. Phối hợp với các bộ phận khác
- Làm việc chặt chẽ với các
bộ phận như marketing, bán hàng và R&D nghiên cứu để đảm bảo cung cấp cây
giống chất lượng cao ra thị trường
5. Lập kế hoạch và báo cáo
- Lập kế hoạch sản xuất cây
giống hàng tháng, quý, năm và theo dõi tiến độ thực hiện.
- Báo cáo kết quả sản xuất
và tình hình hoạt động của vườn ươm cho cấp trên.
TỔ TRƯỞNG FARM
Tổ trưởng vườm ươm đảm nghiệm các công việc sau:
1. Đảm bảo quá trình sản xuất và chăm sóc cây thành phẩm.
- Theo dõi sự phát triển của
cây để chăm sóc cây hợp lý.
+ Tưới cây đảm bảo đủ lượng
nước cho cây phát triển .
+ Tưới phân đảm bảo đúng quy
trình tưới phân cho từng loại cây .
+ Hỗ trợ kỹ thuật theo dõi
cây để nhanh chóng phát hiện các loại bệnh và côn trùng hại cây, có biện pháp
khắc phục kịp thời để đảm bảo quá trình sản xuất và chất lượng cây khi đưa ra thị trường
+ Chuẩn bị luống đảm bảo đáp ứng quá trình đóng bầu đúng kỹ thuật, yêu cầu của quy trình làm luống.
2. Phân công lao động cho nhân viên.
- Phân công công việc cho từng
cá nhân, giao chỉ tiêu hoàn thành công việc cụ thể.
- Hằng ngày phối hợp bộ phận
kỹ thuật, quản lý vườn ươm để sắp xếp công việc nhân viên phù hợp.
3. Quản lý nhân sự , theo dõi đánh giá năng lực của nhân viên
- Phụ trách đào tạo nhân
viên .
- Đánh giá năng lực nhân
viên, đề xuất khen thưởng, kỷ luật sai phạm.
Hằng ngày theo dõi số lượng, báo
cáo vật tư và công cụ sử dụng của nhân viên.
4. Thống kê, báo cáo
- Hằng ngày theo dõi, báo
cáo số lượng, chất lượng công việc của nhân viên trong quá trình sản xuất.
NHÂN VIÊN FARM
Chuyên viên farm đảm nhận các công việc sau:
1. Thực hiện quy trình cấy cây
- Cấy cây theo quy trình,
che bạt râm tránh nắng cây bị héo.
- Trong quá trình cấy cần chỉnh
lại vòm sắt và bạt nilon cho đạt yêu cầu.
2. Đảo cây theo đúng quy trình , quy định của công ty
3. Loại bỏ hoàn toàn cỏ dại trong luống cây giống theo đúng
quy trình.
4. Đảm bảo trong quá trình bỏ khay cây giống đưa vào khay phải
đạt chuẩn. Chiều cao 25cm trở lên.
5. Đảm bảo xuất cây theo đúng quy trình
- Đảm bảo số lượng 50 cây
trong 1 bì, chiều cao, chất lượng cây đạt chuẩn.
- Không bốc cây không đạt chất
lượng như bị thấp, cây gãy đọt, bị yếu, chết...
- Khi xách bì ra xếp phải đảm
bảo hàng nào cũng đủ theo số lượng 10 hoặc
20 bì, kiểm số lượng bì đã bốc được.
- Khi đưa lên xe cần xếp gọn, không bị ngã hoặc chồng chéo làm đè cây.
6. Thực hiện công việc đóng bầu phải đúng theo nội quy, quy
chế của công ty.
7. Đảm bảo vệ sinh vườn ươm được sạch sẽ, gọn gàng.
TRƯỞNG
PHÒNG KINH DOANH
Trưởng phòng kinh doanh là
người chịu trách nhiệm vạch định chiến lược nhằm tăng trưởng doanh thu mà vẫn đảm
bảo mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới.
Nhiệm vụ của Trưởng phòng kinh doanh:
- Xây dựng chiến lược
tăng trưởng bền vững tập trung vào việc tăng doanh thu và mức độ hài lòng của
khách hàng
- Tiến hành nghiên cứu
để tìm kiếm thị trường mới và phát hiện nhu cầu khách hàng
- Xây dựng và duy trì
những mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng, bằng cách đồng hành và thấu
hiểu nhu cầu, mục tiêu của khách hàng
- Trình bày một cách
thuyết phục tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp và giá trị sản phẩm tới các đối tác
- Đào tạo các nhân viên
mới thành các nhân viên kinh doanh xuất sắc
- Báo cáo cho ban lãnh
đạo về thực trạng kinh doanh cũng như những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới chi
phí và chiến lược kinh doanh tổng thể
TRƯỞNG
PHÒNG MARKETING
Trưởng phòng Marketing là
người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động marketing của công ty; xây dựng và
phát triển chiến lược marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tầm nhìn
doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Trưởng phòng Marketing:
- Theo dõi xu hướng thị
trường để điều hướng hoạt động marketing của doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược
marketing phù hợp với chiến lược và mục tiêu tổng thể của công ty
- Tham gia xây dựng các
kế hoạch marketing cụ thể cho phòng ban
- Giám sát thực hiện kế
hoạch marketing của các phòng ban, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các
phòng ban chức năng
- Lên kế hoạch và giám
sát việc thực hiện các chiến dịch marketing
- Làm việc với giám đốc
các bộ phận khác để cùng thống nhất chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh
nói chung và marketing nói riêng
- Xây dựng mạng lưới đối
tác
- Tìm kiếm và phát triển
đội ngũ chuyên viên marketing
TRƯỞNG
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
Trưởng phòng hành chính nhân
sự là người chịu trách nhiệm việc thiết kế và triển khai kế hoạch nhân sự tổng
thể của công ty, kiểm soát các số liệu, báo cáo liên quan tới việc tuyển dụng,
đào tạo - phát triển, chính sách đại ngộ, thưởng phạt, quy chế cho nhân viên của
công ty. Nhiệm vụ của Trưởng phòng hành chính nhân sự:
- Là người chịu trách
nhiệm đưa ra kế hoạch/chiến lược nhân sự tổng thể cho doanh nghiệp (cả ngắn hạn
và dài hạn), trình bày kế hoạch với ban quản trị và toàn thể công ty.
- Điều hành, quản lý đội
nhóm, các phòng ban nhỏ trong bộ phận Nhân sự của doanh nghiệp trong quá trình
thực hiện để tối đa hóa phát triển tiềm năng con người, đảm bảo quyền lợi nhân
sự, đảm bảo các vị trí trong doanh nghiệp là đủ để cả bộ máy vận hành tốt.
- Phân tích và sắp xếp
các số liệu cụ thể liên quan đến nhân sự bao gồm các số đo về KPIs, đánh giá
năng lực nhân sự, tỷ lệ nghỉ việc, tuyển dụng nhân sự, các chỉ tiêu trong chính
sách nhân sự của doanh nghiệp tương ứng với kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tìm ra các kẽ hở về
nhân sự trong doanh nghiệp (thiếu nhân sự, nhân sự thiếu năng lực, kiến thức
hay thái độ làm việc), các vấn đề về sự thỏa mãn của nhân sự khi làm việc tại
doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề này.
- Hợp tác với các
chuyên viên Nhân sự trong bộ phận để thực hiện tốt các nhiệm vụ phân tích và
đánh giá, là người tổng hợp và bao quát nhưng khi cần thiết vẫn cần sát sao tiểu
tiết công việc của chuyên viên.
- Hiểu rõ ngành nghề của
doanh nghiệp, đưa ra đề xuất tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự/phòng ban mới phù hợp
với xu thế kinh doanh hiện đại, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Thực hiện các nhiệm vụ
về nhân sự khác mà ban quản trị ủy nhiệm.
TRƯỞNG
PHÒNG KẾ TOÁN
Trưởng phòng Kế toán là người
phụ trách chính trong mảng tài chính của doanh nghiệp. Trưởng phòng Kế toán sẽ
phân tích tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp, tính toán các khoản
tài chính (đầu tư, chi phí,…) cụ thể, dự trù quỹ dự phòng cho doanh nghiệp, hoạch
định kế hoạch tài chính tổng thể của doanh nghiệp, sau đó đánh giá và làm báo
cáo trình ban giám đốc. Trưởng phòng Kế toán đảm bảo bộ máy tài chính vận hành
trơn tru để giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường. Nhiệm vụ của Trưởng
phòng kế toán:
- Tiến hành phân tích
tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược phù hợp.
- Hoạch định chiến lược
tài chính cho doanh nghiệp.
- Đánh giá các dự án của
doanh nghiệp trên phương diện tài chính.
- Lập kế hoạch dự phòng
ngân quỹ phòng cho các tình huống có rủi ro xảy ra.
- Duy trì khả năng
thanh khoản và nguồn tài chính cho Doanh nghiệp.
- Xây dựng một chính
sách phân chia lợi nhuận.
- Thiết lập chính sách
quản lý tiền mặt của doanh nghiệp.
- Quản lý và chỉ đạo hoạt
động của Phòng Kế toán, Phòng Tài vụ, Phòng sản xuất - Kinh doanh, Phòng Xuất
Nhập khẩu và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ,…
- Chỉ đạo thực hiện báo
cáo tài chính định kỳ, duyệt báo cáo và trình lên giám đốc.
- Thực hiện các công việc
được ủy quyền khác.